Áp dụng: viết sáng kiến kinh nghiệm toán 12, đề tài NCKHSPUD Toán 12, Tiểu luận PPGD Toán 12, …
Tải về để xem tiếp
Thực tế giảng dạy cho thấy môn Toán
học trong trường phổ thông là một trong những môn học khó, phần lớn các em học
môn Toán rất yếu đặc biệt là hình học không gian, nếu không có những bài giảng
và phương pháp dạy môn Hình học phù hợp đối với thế hệ học sinh thì dễ làm cho
học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ
phận học sinh không muốn học Hình học, ngày càng xa rời với giá trị thực tiễn
của Hình học. Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục, chưa
đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt
cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò vẫn còn
nhiều. Do đó phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người
cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều, còn học sinh không chủ động trong quá
trình lĩnh hội tri thức-kiến thức Hình học làm cho học sinh không thích học môn Hình học.
Xuất phát từ mục đích
dạy- học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh nhằm giúp các em
xây dựng các kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập cần thiết, kỹ năng tư duy,
tổng kết, hệ thống lại những kiến thức, vấn đề cơ bản vừa mới lĩnh hội giúp các
em củng cố bước đầu, khắc sâu trọng tâm bài học, thì sơ đồ tư duy là một biểu
đồ được sử dụng để thể hiện từ ngữ, ý tưởng, nhiệm vụ hay các mục được liên kết
và sắp xếp tỏa tròn quanh từ khóa hay ý trung tâm. Sơ đồ tư duy là một phương
pháp đồ họa thể hiện ý tưởng và khái niệm trong các bài học mà giáo viên cần
truyền đạt, làm rõ các chủ đề qua đó giúp các em hiểu rõ hơn và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống.
Để cho học sinh có hứng thú trong học tập bộ
môn Hình học hơn, tôi có một ý tưởng là:
“Dùng Sơ Đồ Tư Duy Giải Toán Thể Tích Khối Da
Diện – Hình Học 12”
Với mong muốn thay đổi cách giảng dạy truyền thụ tri thức một chiều sang
cách tiếp cận kiến tạo kiến thức và suy nghĩ. Ý tưởng là “sơ đồ tư duy” được
xây dựng theo quá trình từng bước khi người dạy và người học tương tác với
nhau. Vì đây là một hoạt động vừa mang tính phân tích vừa mang tính nghệ thuật
nó làm cho học sinh gợi nhớ các kiến thức vừa mới học hoặc đã được học từ
trước. Để thực hiện được điều như trên, bản thân tôi xác định phải luôn bám sát
các nguồn tư liệu như: chuẩn kiến thức, kĩ năng; sách giáo khoa; sách giáo viên
và các sách tham khảo khác. Ngoài ra còn luôn chuẩn bị một hệ thống câu hỏi và
bài tập dựa trên mục tiêu của từng bài, từng chương cụ thể, giúp học sinh định
hướng và nắm được kiến thức trọng tâm bài học. Thông qua đó học sinh nắm vững
kiến thức cũ, lĩnh hội kiến thức mới nhanh hơn.
Trong phạm vi bài viết của mình tôi chưa thể
trình bày hết toàn bộ các chương trong SGK mà chỉ thiết kế chương 1 của SGK
(Chương 1-Thể tích khối đa diện) theo chương trình Chuẩn và có một mong muốn
nhỏ là trao đổi với đồng nghiệp về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy
môn Toán của cá nhân tôi, vì vốn kiến thức còn hạn hẹp, vì khuôn khổ đề tài, vì
kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế, tôi thành thật mong được sự trao đổi
góp ý của các đồng nghiệp dạy môn Toán và các bộ môn khác để bản thân ngày một
tiến bộ hơn.
Ad: Mua bán Bitcoin - Ad: Mua bán tiền điện tử |
No comments:
Post a Comment
Lưu ý: Hãy sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách trong sáng khi trao đổi thông tin!
Cám ơn bạn đã phản hồi!