Pages

10/19/2013

Luận văn Thạc sĩ Toán: Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hình học 10 trên cơ sở phối hợp quan điểm dạy học giải quyết vấn đề và dạy học kiến tạo


Ad: Cách mua bán Biccoin - Ad: Đầu tư tiền điện tử
Thể loại: Luận văn Thạc sĩ Toán học

Định dạng: Microssoft word

Tên Luận văn Thạc sĩ Toán: Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hình học 10 trên cơ sở phối hợp quan điểm dạy học giải quyết vấn đề và dạy học kiến tạo
Tài liệu gồm: Phần mục lục, trang bìa, nội dung, hoàn chỉnh luận văn Thạc sĩ

Giới thiệu về Luận văn Thạc sĩ toán học: Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hình học 10 trên cơ sở phối hợp quan điểm dạy học giải quyết vấn đề và dạy học kiến tạo

CHƯƠNG 1:  MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII (1993) đã nêu rõ: "Mục tiêu giáo dục - đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người lao động tự chủ, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thường gặp, qua đó góp phần tích cực thực hiện mục tiêu lớn của đất nước là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh".
Chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thời đại mà lượng thông tin phát triển mạnh như vũ bão. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, đã xuất hiện những lời nhận xét: "Khối lượng tri thức khoa học tăng lên nhanh chóng một cách lạ thường, theo các nhà bác học, cứ 8 năm nó lại tăng lên gấp đôi" [2, tr. 112]. Dòng thông tin khoa học phát triển mạnh làm cho khoảng cách giữa tri thức khoa học nhân loại và bộ phận tri thức được lĩnh hội trong nhà trường ngày một tăng thêm. Do đó, tham vọng giáo dục sẽ truyền thụ cho học sinh tất cả tri thức đủ để đảm bảo cuộc sống sau này của học sinh là không tưởng. V. A. Cruchetxki cũng từng nói: "Không một trường học nào cung cấp cho con người đủ một phần tri thức dù ít ỏi cần thiết" [2, tr. 113]. Lượng tri thức đó phải là kết quả của quá trình học tập lâu dài, “Học nữa, học mãi”, học suốt đời chứ không phải chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, giáo dục không chỉ dạy tri thức mà còn phải truyền thụ cho học sinh phương pháp tự học tích cực, độc lập, sáng tạo, khả năng thích ứng tốt trong cuộc sống.
Để đáp ứng được “Đơn đặt hàng của xã hội”, nhà trường cần phải đổi mới phương pháp dạy học: "Phải đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học" (Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VIII năm 1997).
Về cách dạy, phương pháp mới quan tâm nhiều đến việc tạo ra niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Xem đó như là động lực để phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động trong quá trình học tập của học sinh, đặc biệt là niềm vui, hứng thú của một người tự  mình tìm ra chân lý. "Nếu học sinh được độc lập quan sát, so sánh, phân tích, khái quát hóa các sự kiện, hiện tượng thì các em sẽ hiểu sâu sắc và hứng thú bộc lộ rõ rệt". Do đó, trong phương pháp giảng dạy, giáo viên cần phải “biết dẫn dắt học sinh luôn tìm thấy cái mới, có thể tự tìm lấy kiến thức, phải làm cho học sinh thấy mình mỗi ngày một trưởng thành” (Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên 2005, tr. 2). Hơn nữa, thực hiện định hướng "hoạt động hóa người học", "học sinh cần được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa biết, chứ không phải là thụ động tiếp thu tri thức đã được sắp sẵn. Cần đặt học sinh vào những tình huống thực tế, trực tiếp quan sát làm thí nghiệm, thảo luận, giải quyết theo cách riêng của mình. Qua đó học sinh vừa nắm được kiến thức mới, kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp làm ra kiến thức, kỹ năng đó, không nhất thiết phải rập khuôn theo những mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo" (Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên 2005, tr. 3).
Như vậy, chức năng, vai trò của giáo dục ngày nay đã được "chuyển sang vai trò nhà tổ chức giáo dục", phương pháp dạy học mới đã chú trọng đến việc phát huy tối đa tính tích cực, độc lập của  học sinh, đề cao phương pháp tự học, "chuyển quá trình giáo dục sang quá trình tự giáo dục". Xóa bỏ cách học cũ theo kiểu “thầy đọc, trò chép”, "học vẹt", "học tủ", "học thuộc lòng mà không hiểu, không kích thích được học sinh suy nghĩ, tìm tòi, rèn luyện trí thông minh", chuyển đổi chức năng từ thông báo, tái hiện sang tìm tòi. "Để phát huy tối đa tính tích cực học tập của học sinh, tốt nhất là tổ chức tốt những tình huống có vấn đề, đòi hỏi dự đoán, nêu giả thuyết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược" (Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên 2005, tr. 4).
          1.1. Phương pháp dạy học
          1.1.1. Khái niệm phương pháp
          Thuật ngữ “phương pháp” trong dạy học được dùng ở những cấp độ khác nhau từ khái quát đến cụ thể: Phương pháp dạy học, phương pháp trực quan, phương pháp vấn đáp... Phương pháp hiểu theo nghĩa chung và rộng nhất là: cách thức hành động để đạt được mục đích nhất định. Đó cũng là con đường mà người ta cần đi theo để đạt được mục đích. Chúng tôi có thể nêu ra một trong nhiều định nghĩa về phương pháp như sau: phương pháp được hiểu như là một hệ thống các nguyên tắc, hệ thống các thao tác nhằm đi từ những điều kiện nhất định ban đầu tới một mục đích xác định. Theo đó, phương pháp có tính hướng đích; phạm trù phương pháp có chức năng phương tiện và đặc trưng kết thúc.
          1.1.2. Phương pháp dạy học
          Phương pháp dạy học là khái niệm có nhiều định nghĩa khác nhau Người ta thường hiểu phương pháp dạy học là cách thức làm việc của giáo viên và học sinh để lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Lu.K.Babanxky: “Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa giáo viên và học sinh nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học”. L.La.Lecner h: “Phương pháp dạy học là hệ thống những hoạt động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức, thực hành của học sinh,  đảm bảo cho các em lĩnh hội lĩnh hội được nội dung học vấn”.Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang trong “Lý luận dạy học đại cương” (1988):  “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc giữa thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học” . 
          Lấy tiêu chí mức độ hoạt động độc lập của học sinh làm cơ sở, đồng thời tính đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng quy trình hoá việc tổ chức quá trình dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thì: “Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, sự hoạt động nhận thức tích cực, tự giác của học sinh nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ dạy học theo hướng mục tiêu” [22]. 

           1.2. Nhu cầu và định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
Quá trình dạy học gồm 3 thành phần cơ bản: mục đích - nội dung - phương pháp. Mục đích dạy học là kiểu nhân cách mà xã hội đòi hỏi. Nội dung dạy học trong trường hợp này là môn toán. Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động và ứng xử của thầy để gây nên những hoạt động và giao lưu của trò nhằm đạt được mục đích dạy học. Các thành phần cơ bản này tác động lẫn nhau, quy định lẫn nhau, trong đó mục đích đóng vai trò chủ đạo.
Cho đến gần đây, các phương pháp dạy học mang tính chất thông tin - tiếp thu và tái hiện vẫn còn chiếm ưu thế. Giáo viên truyền đạt (thông báo) cho học sinh các tri thức về thực tại xung quanh và các phương thức hoạt động trong thực tại đó mà xã hội thu lượm được, còn học sinh tiếp thu thông tin ấy, sau đó giáo viên ra những bài tập để học sinh nhớ lại (tạo lại) những tri thức và phương thức hoạt động mà họ lĩnh hội được để lặp lại hệ thống hành động theo mẫu thầy giáo đã làm. Các phương pháp này cần thiết để củng cố tri thức, lĩnh hội kỹ năng, kỹ xảo. Chừng nào mà dạy học chỉ có mục đích cung cấp tri thức và luyện tập kỹ năng, áp dụng tri thức theo mẫu thì phương pháp trên là đủ. Tuy nhiên, do nhịp độ phát triển của kỹ thuật, công nghệ, khoa học của mọi mặt đời sống xã hội ngày càng tăng thêm đã khiến cho những tri thức thu được trong những năm học ở trường trở thành không đủ nữa. Đồng thời, sự phát triển xã hội và đất nước đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục. Đó là, đào tạo ra những con người phát huy được tính tích cực cá nhân, làm chủ được tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có khả năng đề ra và độc lập giải quyết những vấn đề mới... Những thay đổi của mục đích dạy học tất yếu dẫn tới sự đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.
Ở nước ta, tư tưởng chỉ đạo công cuộc đổi mới phương pháp dạy học từ một vài năm gần đây được phát biểu với nhiều thuật ngữ như: tích cực hoá hoạt động học tập, hoạt động hoá người  học, lấy người học làm trung tâm... Với tư tưởng đó, định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo.
Định hướng đó bao hàm các ý tưởng đặc trưng sau:
1.2.1. Xác lập vị trí chủ thể của người học, bảo đảm tính tự giác, tích cực và sáng tạo của hoạt động học tập.
Người học là chủ thể chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ chứ không phải là nhân vật hoàn toàn làm theo lệnh của thầy giáo. Vai trò chủ thể của người học được khẳng định trong quá trình họ học tập trong hoạt động và bằng hoạt động của bản thân mình. 
1.2.2. Dạy học dựa trên sự nghiên cứu tác động của những quan niệm về kiến thức sẵn có của người học. 
Theo tâm lý học, học tập chủ yếu là một quá trình trong đó người học xây dựng kiến thức cho mình bằng cách liên hệ những cảm nghiệm mới  với những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có, bắc một chiếc cầu nối giữa cái mới và cái sẵn có. Khi học một kiến thức mới, thường không phải là học trò chưa có một quan niệm nào về kiến thức đó. Trái lại, bộ óc học trò thường đã có một quan niệm, kinh nghiệm nào đó có liên quan với kiến thức cần học, làm thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình xây dựng kiến thức mới. Vì vậy, tổ chức cho học sinh hoạt động học tập có một hàm nghĩa là nghiên cứu những quan niệm, kinh nghiệm sẵn có đó, khai thác mặt thuận lợi và hạn chế mặt khó khăn cho quá trình học tập, nghiên cứu những chướng ngại mà họ có thể gặp, những sai lầm mà họ có thể mắc khi xây dựng một kiến thức mới, nhờ đó  giáo viên điều khiển việc học có hiệu quả.



Ad: Mua bán Bitcoin - Ad: Mua bán tiền điện tử

No comments:

Post a Comment

Lưu ý: Hãy sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách trong sáng khi trao đổi thông tin!
Cám ơn bạn đã phản hồi!