Thể loại: Sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 10
Định dạng: Microssoft word
Tên SKKN: DẠY
GIẢI BÀI TẬP VỀ VÉC TƠ TRONG HÌNH HỌC
LỚP 10 THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN VÀ NÂNG CAO
KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CHO HỌC SINH
Tài liệu gồm: Phần mục lục, trang bìa, nội dung, bản cam kết ..
Sử dụng: Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm toán 10 này để tham khảo về phương pháp giảng dạy, học tập, viết tiểu luận toán THPT, viết báo cáo toán chuyên đề lớp 10
Sáng kiến kinh nghiệm toán 10 này đã được kiểm duyệt về nội dung và hình thức
Giới thiệu về sáng kiến kinh nghiệm toán 10
Nhiệm vụ của đề tài
2.1.
Nghiên cứu phương pháp giảng dạy giải bài tập toán theo hướng hình thành và rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh.
2.2. Dựa theo chuẩn kiến thức kỹ năng hình học 10
của Bộ GD-ĐT và xuất phát từ thực tiễn giảng dạy nghiên cứu phương pháp dạy học bài tập hình học 10 qua
phương pháp dùng véc tơ, nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
3.1.
Phương pháp giải bài tập hình học phẳng bằng phương pháp véc tơ
3.2. Các bài tập hình học phẳng bằng phương pháp véc tơ hình học lớp 10
3.2. Các bài tập hình học phẳng bằng phương pháp véc tơ hình học lớp 10
4. Phạm vi nghiên cứu
Bài
tập hình học phẳng bằng phương pháp véc tơ trong chương I+II SGK hình học 10
theo chương trình cơ bản và nâng cao.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Theo phương pháp dạy học toán mỗi bài tập toán đặt ra ở một thời điểm nào đó của
quá trình dạy học đều
chứa đựng một cách tường
minh hay ẩn tàng những chức năng khác nhau.
Các chức năng đó là:
- Chức năng dạy học.
- Chức năng giáo dục.
- Chức năng phát triển.
- Chức năng kiểm tra.
Các chức năng đều hướng tới việc thực hiện các
mục
đích dạy học:
- Chức năng dạy học: Bài tập toán nhằm hình thành củng cố cho học sinh
những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo ở các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học.
- Chức năng giáo dục: Bài tập toán nhằm hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, hứng thú học tập, sáng tạo, có niềm tin và phẩm chất đạo đức
của
người lao động mới.
- Chức năng phát triển: Bài tập toán nhằm phát triển năng lực tư duy cho
học sinh, đặc biệt là rèn luyện những thao tác trí tụê
hình thành những phẩm
chất của
tư duy khoa
học.
- Chức năng kiểm tra: Bài tập toán nhằm đánh giá
mức độ kết quả dạy và
học, đánh giá khả năng độc lập học toán, khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức và trình độ phát triển của học sinh.
Hiệu quả của việc dạy toán phần lớn phụ thuộc vào việc khai thác và thực hiện một cách đầy đủ các chức năng có thể có của các
tác
giả viết sách giáo khoa đã có dụng ý đưa vào chương trình. Người giáo
viên phải có nhiệm vụ khám phá và thực hiện dụng ý của tác giả bằng năng
lực
sư phạm của mình.
Trong các bài toán có nhiều bài toán chưa có hoặc không có thuật giải và cũng không có một thuật giải tổng quát nào để giải tất cả các bài toán. Chúng ta chỉ có thể thông qua việc dạy học giải một số bài toán cụ thể mà
dần
dần truyền thụ cho học sinh cách thức, kinh nghiệm trong việc suy nghĩ,
tìm tòi lời giải cho mỗi bài toán.
Dạy học giải bài tập toán không có nghĩa là giáo viên cung cấp cho học
sinh lời giải bài toán. Biết lời giải của bài toán không quan trọng bằng làm thế
nào để giải được bài toán. Để làm tăng hứng thú học tập của học sinh, phát
triển tư duy, thầy giáo phải hình thành cho học sinh một quy trình chung,
phương pháp tìm lời giải cho một bài toán.
Theo Pôlya, phương pháp tìm lời giải cho một bài toán thường được tiến hành theo 4 bước sau:
Bước 1: Tìm
hiểu nội dung bài toán
Để giải được một bài toán, trước hết phải hiểu bài toán đó và có hứng
thú với việc giải bài toán đó. Vì thế người giáo viên phải chú ý gợi động cơ,
kích thích trí tò mò, hứng thú cho học sinh và giúp các em tìm hiểu bài toán một cách tổng quát. Tiếp theo phải phân tích bài toán đã cho:
- Đâu là
ẩn
số, đâu là
dữ kiện.
-Vẽ hình, sử dụng các kí hiệu thích hợp (nếu cần).
-Phân biệt các thành phần khác nhau của điều kiện, có thể diễn đạt các điều kiện đó dưới dạng công thức
toán học được không?
Bước 2: Xây dựng chương trình giải.
Phải phân tích bài toán đã cho thành nhiều bài toán đơn giản hơn. Phải
huy
động những kiến thức đã học (định nghĩa, định lí, quy tắc...) có liên quan
đến những điều kiện, những quan hệ trong đề toán rồi lựa chọn trong số đó
những kiến thức gần gũi hơn cả với dữ kiện của bài toán rồi mò mẫm, dự đoán kết quả. Xét vài khả năng có thể xảy ra, kể cả trường hợp đặc biệt. Sau đó, xét một bài toán tương tự hoặc khái quát hóa bài toán đã
cho.
Bước 3
Thực hiện chương trình giải.
Bước 4: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải.
- Kiểm tra
lại
kết quả, xem lại các lập luận trong quá
trình giải.
- Nhìn lại toàn bộ các bước giải, rút ra tri thức phương pháp để giải một
loại bài toán nào đó.
- Tìm thêm các
cách giải khác
(nếu có thể).
- Khai thác kết quả
có thể có của bài toán.
- Đề xuất bài toán tương tự, bài toán đặc biệt hoặc khái quát hóa bài toán.
Công việc kiểm tra lời giải của một bài toán có ý nghĩa quan trọng. Trong nhiều trường hợp, sự kết thúc của bài toán này lại mở đầu cho một bài
toán khác. Vì vậy "Cần
phải luyện tập cho học sinh có một thói quen kiểm
tra lại bài toán, xét xem có sai lầm hay thiếu sót gì không, nhất là những bài toán có đặt điều kiện hoặc bài toán đòi hỏi phải biện luận. Việc kiểm tra lại lời giải yêu cầu học sinh thực hiện một cách thường xuyên”.
....
Ad: Mua bán Bitcoin - Ad: Mua bán tiền điện tử |
No comments:
Post a Comment
Lưu ý: Hãy sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách trong sáng khi trao đổi thông tin!
Cám ơn bạn đã phản hồi!