Toán chuyên đề: Tiểu luận Hình học
Tên Tiểu luận Toán: Ứng dụng của nguyên lí Dirichlet và nguyên lí cực hạn trong việc giải toán hình học
Giới thiệu Tiểu luận Toán
Sau gần nửa thế kỉ hình thành và phát triển,
có thể nói, giáo dục mũi nhọn (giáo dục năng khiếu) đã thu được nhiều thành tựu
rực rỡ với nhiều thành tích và huy chương chói lọi. Các đội tuyển quốc gia tham
gia các kì thi Olympic quốc tế (IMO) có bề dày thành tích mang tính ổn định và
có tính kế thừa.
Từ nhiều năm nay, các hệ năng khiếu toán
học và các trường THPT chuyên thường sử dụng song song sách giáo phổ thông và
kết hợp thêm các tài liệu chuyên khoa. Ngoài thị trường hiện tại có rất nhiều
tài liệu tham khảo. Song, vấn đề về các tài liệu mang tính chất chuyên đề vẫn
con rất ít, hoặc nói rất mờ nhạt. Đặc biệt là các chuyên đề về hình học. Vì vậy trong bài tiểu luận môn hình học sơ
cấp và lịch sử toán này tôi đã chọn đề tài là “Ứng dụng của nguyên lí Dirichlet và nguyên lí cực hạn trong việc
giải toán hình học” . Hi vọng nó có thể trở thành một tài liệu tham
khảo cho quá trình dạy học bộ môn hình học ở trường THPT và dành cho học sinh
chuyên toán.
Nguyên
lí dirichlet và nguyên lí cực hạn là hai
nguyên lí có nội dung khá đơn giản, song nó lại là một công cụ rất hiệu quả
dùng để chứng minh nhiều kết quả sâu sắc của toán học. Nó đặc biệt có nhiều ứng
dụng trong lĩnh vực lại có thể áp dụng rộng rãi trong việc chứng mình các bài
toán tổ hợp, số học, đại số… Đặc biệt nó là công cụ tạo nên nhiều kết quả đẹp
trong hình học.
Nguyên lí này trong nhiều trường hợp
người ta dễ dàng chứng minh được sự tồn tại mà
không đưa ra được phương pháp tìm vật cụ thể, nhưng trong thực tế nhiều
bài toán ta chỉ cần chỉ ra sự tồn tại là đủ rồi.
Mục đích của bải tiểu luận là nghiên cứu
các cơ sở lý luận và dựa vào thực tiễn qua các kì thi cũng như quá trình dạy
học bộ môn hình học ở trường THPT để tổng hợp và đưa ra được các ứng dụng quan
trọng của nguyên lí Dirichlet và nguyên lí cực hạn vào việc giải toán hình học.
Để
đạt được mục đích nghiên cứu trên bài tiểu luận có nhiệm vự làm rõ những vấn đề
sau:
3.1.Nêu
rõ được nội dung của hai nguyên lí Dirichlet và nguyên lí cực hạn.
3.2.Nêu
được cách ứng dụng hai nguyên lí trên vào việc giải toán hình học như thế nào.
3.3.Hệ
thống lại được các dạng bài tập có ứng dụng hai nguyên lí Dirichlet và nguyên
lí cực hạn.
- Nghiên
cứu các cơ sở lí luận, cơ sở khoa học nhằm cho một cái nhìn tổng quát nhất về
nội dung nguyên lí Dirichlet và nguyên
lí cực hạn và nhận diện bài toán có thể giải quyết được bằng nguyên lí
Dirichlet và nguyên lí cực hạn.
- Phân
tích và tổng hợp các dạng bài tập nhằm xây dựng được một hệ thống bài tập đi từ
dễ tới khó, từ cụ thể tới tổng quát có ứng dụng nguyên lí Dirichlet và nguyên
lí cực hạn.
Nếu xác định được các ứng dụng và hệ
thống lại được các dạng bài tập thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học
Toán đặc biệt là bộ môn hình học ở trường THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Trong quá trình tìm hiểu, đề tài “Ứng dụng của nguyên lí dirichlet và
nguyên lí cực hạn và giải toán hình học” là một đề tài hay, được khá
nhiều tài liệu cũng như luận văn đề cập tới nhưng gần như đều dừng lại ở mức
chung chung, hoặc chỉ dành cho nó một vài ý nhỏ trong cả nội dung lớn của phần
Toán rời rạc.
7.1. Về mặt lý luận:
Bài tiểu luận này nêu rõ được các ứng
dụng của nguyên lí Dirichlet và nguyên lí Cực hạn vào giải toán hình học và hệ
thống được các dạng bài tập.
7.2. Về mặt thực tiễn:
Bài tiểu luận sẽ trở thành một tài liệu
tham khảo cho các giáo viên giảng dạy ở
trường THPT cũng như quá trình dạy học sinh giỏi.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu
tham khảo. bài tiểu luận gồm có 2 chương:
Chương
1 : Nguyên lí Dirichlet
Chương
2: Nguyên lí Cực hạn.
Nhà
toán học Dirichlet
Giới thiệu chung:
Toán học ở Đức trong nửa đầu của thế
kỷ thứ XIX đã đạt tới một mức độ lớn, nó được đánh dấu bới các công trình
nghiên cứu lớn của CF Gauss (1777-1855),
CGJ Jacobi (1804-1851), và G. Lejeune-Dirich (1805-1859). Trong thực tế, hầu
như tất cả các nhà toán học hàng đầu của Đức vào giai đoạn này đã có vai trò rất quan trọng trong công tác
giảng dạy và truyền thụ lại kiến thức. Điều này đặc biệt đúng cho Jacobi và
Dirichlet, những người thành công nhất trong công tác giáo dục và đã đạt được
một cấp độ mới về giảng dạy theo định hướng nghiên cứu hiện tại của họ trong
khi Gauss lại là một người "thực sự
không thích" việc giảng dạy – hay
nói đúng hơn là việc giảng dạy không được Gauss quan tâm nhiều lắm trong sự
nghiệp nghiên cứu của mình. Vai trò hàng đầu của toán học Đức trong nửa sau của
thế kỷ XIX và thậm chí đến năm 1933 định mệnh sẽ là không thể tưởng tượng nếu
không có cơ sở đặt bởi Gauss, Jacobi, và Dirichlet. Nhưng trong khi Gauss và
Jacobi đã được vinh danh thì có lẽ tên tuổi của nhà toán học Drichlet lại chỉ
có một vài bài báo, bài viết ngắn bằng tiếng Anh. Vì vậy trong bài tiểu luận
của tôi hôm nay xin được trích nguyên một phần để nói về nhà toán học lỗi lạc
này: G. Lejeune-Dirich
Phần này bao gồm các ý như sau:
1. Vài nét
về tiểu sử nhà toán học Dirichlet.
2. Các
công trình toán học.
Hoặc
Ad: Mua bán Bitcoin - Ad: Mua bán tiền điện tử |
No comments:
Post a Comment
Lưu ý: Hãy sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách trong sáng khi trao đổi thông tin!
Cám ơn bạn đã phản hồi!