Pages

3/17/2014

Đề tài NCKHSPUD mầm non: “ TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ SỞ TẠI LỚP MẦM 1 TRƯỜNG MẦM NON XXX THÔNG QUA TRÒ CHƠI”


Ad: Cách mua bán Biccoin - Ad: Đầu tư tiền điện tử
Thể loại: Đề tài NCKHSPUD
Tên đề tài: “ TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ  CHO TRẺ SỞ TẠI LỚP MẦM 1 TRƯỜNG MẦM NON XXX  THÔNG QUA TRÒ CHƠI”
  Phạm vi: NCKHSPUD mầm non
Định dạng tài liệu: Word
Số trang:  29 (Chưa có phụ lục minh họa - ảnh minh họa bạn tự chèn vào)
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI :
Như chúng ta đã biết ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc học tập, ngôn ngữ là phương tiện chính để truyền đạt kiến thức. Và với tất cả mọi người, tiếng mẹ đẻ bao giờ cũng là ngôn ngữ đầu tiên và dễ dàng tiếp cận nhất, tạo ra cảm giác tự tin, thoải mái trong qua trình giao tiếp. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, trẻ dân tộc thiểu số có thể tư duy bằng ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ của chúng, nhưng để học lên chương trình tiểu học, phổ thông… trẻ phải có vốn Tiếng Việt để có thể hiểu biết và khám phá thế giới xung quanh (về các sự vật, hiện tượng gần gũi trong cuộc sống, hoạt động học tập…). Ngoài ra, sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của tư duy từ đó trẻ có khả năng nhận thức thế giới bên ngoài.
Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống, quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Ở trường mầm non, nhà trẻ và mẫu giáo mà đặc biệt là mẫu giáo bé, chính thời điểm đang học nói hay bắt chước người lớn vì thế cô giáo cần tận dụng để dạy các cháu tiếng phổ thông càng sớm càng tốt. Nhưng việc giáo viên dạy làm sao để trẻ có thể tiếp thu và phát triển vốn Tiếng Việt một cách tốt nhất thì không phải giáo viên nào cũng thực hiện được.
Muốn phát triển ở trẻ kỹ năng nghe, hiểu và nói được ngôn ngữ Tiếng Việt cũng như việc tăng vốn từ cho trẻ, trước hết người giáo viên mầm non phải biết cách cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động phát triển ngôn ngữ bằng cách thử sai và thực nghiệm với nhiều biện pháp khác nhau. Thông thường giáo viên dạy Tiếng Việt cho trẻ chỉ dạy với hình thức cô nói trước, trẻ nói sau, ít đưa các hình thức  khác vào dạy Tiếng Việt cho trẻ. Chính những hình thức dạy chay đầy cứng nhắc  như vậy đã khiến việc tiếp thu Tiếng Việt của trẻ không được bền vững vì trẻ chỉ được nói lại câu, từ  cô mới dạy trẻ sẽ mau quên. Với yêu cầu hiện nay việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ đã được đưa chính thức vào chương trình dạy cho trẻ ở các lứa tuối mẫu giáo và cũng chính điều này đã thúc đẩy giáo viên mầm non nói chung và  bản thân tôi nói riêng có nhiều tìm tòi nhằm có những cải tiến mới về việc dạy Tiếng Việt cho trẻ. Qua những tiết chuyên đề về việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ hay những đợt thanh tra chuyên môn, giáo viên được cọ sát, học hỏi rất nhiều. Song nếu chỉ qua những hoạt động đó thì chưa đủ mà giáo viên còn phải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ trong giờ học đồng thời làm tăng hứng thú với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ này. Đặc biệt với đặc thù trường Mầm Non  XXX, đa số các cháu là người dân tộc thiểu số. Phụ huynh học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc dạy Tiếng Việt cho trẻ, chính vì vậy mà vốn Tiếng Việt của trẻ còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, phương pháp dạy của giáo viên còn cứng nhắc như: Dạy chay, mang nặng tính lý thuyết. Tôi thiết nghĩ nếu cứ sử dụng phương pháp dạy học như thế này sẽ không đem lại hiệu quả cao.
Qua quá trình nghiên cứu, bản thân đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau vào quá trình tăng cường Tiếng Việt cho trẻ nhưng tôi thấy tổ chức dạy Tiếng Việt cho trẻ với hình thức thông qua trò chơi là hữu hiệu nhất. Thông qua trò chơi đã làm cho giờ học trở nên sôi nổi, các cháu tham gia một cách tích cực và hiệu quả mang lại là rất lớn. Như vậy để phát huy vai trò học tập, tính tích cực chủ động sáng tạo và tăng hứng thú cho trẻ khi học Tiếng Việt,  giải pháp của tôi đưa ra là vận dụng  trò chơi vào dạy học, như vậy trẻ sẽ được "học mà chơi, chơi mà học". Từ đó giúp các  cháu  giảm bớt những căng thẳng, mệt mỏi khi tham gia vào các hoạt động.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương:  Hai lớp Mầm trường Mầm Non XXX. Lớp Mầm 1 (17 trẻ) được chọn làm lớp thực nghiệm; lớp Mầm 2 (17 trẻ) làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được vận dụng  trò chơi trong các hoạt động dạy Tiếng Việt, còn lớp đối chứng không sử dụng trò chơi. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú và vốn từ của trẻ. Điểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm là 7.5 còn lớp đối chứng là 6.3 và kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 1.2  chứng tỏ ảnh hưởng rất lớn. Điều này chứng minh rằng việc vận dụng trò chơi trong các hoạt động dạy Tiếng Việt  đã làm tăng hứng thú và kết quả học tập cho trẻ.

Tải về để xem tiếp

- Soạn tin: HSG 1034 gửi 8685 (10.000 VNĐ/sms) để lấy mã tải tài liệu này.

- Sau khi nhận được mã, bạn nhập mã vào khung bên dưới và bấm vào nút xác nhận.

- Bấm vào nút Tải về để tải tài liệu


Nhập mã:

Lưu ý khi tải tài liệu: Việc tải tài liệu trên website Nghiên cứu khoa học sư phạm có tính phí sưu tầm, định dạng font chữ chuẩn, thống nhất. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ việc trả phí trước khi tải tài liệu.

Ad: Mua bán Bitcoin - Ad: Mua bán tiền điện tử

No comments:

Post a Comment

Lưu ý: Hãy sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách trong sáng khi trao đổi thông tin!
Cám ơn bạn đã phản hồi!