Pages

1/18/2015

GS Văn Như Cương: Giáo dục năm 2014 chỉ đổi khác chứ chưa đổi mới


Ad: Cách mua bán Biccoin - Ad: Đầu tư tiền điện tử
 - Đây là quan điểm của thầy Văn Như Cương khi nhận định về một năm qua của giáo dục nước nhà. Đó là những việc làm có tính chất đổi khác và chưa biết kết quả…


Tôi cảm giác như vậy rất là lung tung





PGS. Văn Như Cương bày tỏ, điều mà ông tâm đắc và thấy rằng trong năm qua giáo dục có dấu ấn mạnh là việc Trung ương thông qua Nghị quyết đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Nhìn nhận toàn diện tình hình giáo dục trong năm 2014, PGS. Văn Như Cương thừa nhận có nhiều cái đổi khác chứ chưa thể gọi là đổi mới.

Thậm chí có những cái “đổi khác” khiến nhiều người phân vân. Ví dụ như đổi phương thức xác định điểm trong kỳ thi quốc gia sắp tới từ 10 thành 20 điểm, việc “đổi khác” này chưa biết sẽ như thế nào và có phần vô duyên. 

Vô duyên theo cách lý giải của thầy Cương, nếu trước kia chúng ta chấm chính xác tới 1/4  điểm (0,25 điểm), giờ có cách chấm tới chi tiết 1/8 để nhằm phân hóa mạnh học sinh, nếu thí sinh không làm được 1/4  thì vẫn có thể có được 1/8 điểm. Điều này, trước kia nếu không làm được 1/4 thì thôi.

Theo thầy Văn Như Cương, dù sao vẫn có cách phân loại điểm chứ không nhất thiết phải thay đổi cả thang điểm như năm nay. Điều này càng bất hợp lý hơn khi thầy Cương cho rằng, phương án chấm thi trong kỳ thi quốc gia là thang 20 điểm nhưng hiện tại trong học bạ các em vẫn cho theo thang 10 điểm.

“Tôi nói thang điểm 20 là không cần thiết. Trước kia khi tiếp quản Sài Gòn chúng ta cũng đã sử dụng thang điểm 20 và đã bị phản đối nhiều, trong lúc này thang điểm ở bậc tiểu học chỉ có hai mức: Đạt và không đạt. Tôi cảm giác như vậy rất là lung tung” thầy Văn Như Cương chia sẻ.

Lý do vì sao mà thầy Văn Như Cương nêu quan điểm giáo dục trong năm qua có nhiều “đổi khác”, đổi khác có nghĩa là cách làm khác, cách làm này chưa biết sẽ đi đến đâu. Và những học sinh, những phụ huynh sẽ có những phản ứng nhất định. Điều này được thể hiện sau khi Bộ GD&ĐT công bố gộp hai kỳ thi làm một, công bố phương án thi, công bố dự thảo quy chế thi quốc gia, môn thi, lịch thi, không chấm điểm bậc tiểu học…

Dưới con mắt của một nhà giáo, thầy Văn Như Cương cho rằng, những phản ứng của phụ huynh và học sinh trong năm qua cái lớn nhất vẫn còn băn khoăn ở vấn đề “không cho điểm ở bậc tiểu học”. Điều này có tác động rất lớn đến phụ huynh và giáo viên rồi mới tới học sinh. Lý do được nêu ra  là không nên cho điểm ở trẻ con, đứa 9 điểm, đứa 10 điểm, đứa điểm 1, điểm 2, điều đó làm cho các em có tâm lý tự ti và tự cao, thêm nữa việc bỏ chấm điểm có thể để chống học thêm, dạy thêm.

Những lập luận trên đây là của một số nhà giáo dục, nhà quản lý. Tuy nhiên, quan điểm của mình, thầy Văn Như Cương cho rằng lập luận đó là không đúng. Thầy Cương cho biết, với lứa tuổi của học sinh tiểu học, các em luôn luôn có tâm lý ganh đua, muốn vươn lên. Trong một lớp, học sinh giơ tay mong cô gọi để được phát biểu, kiếm điểm, đó là tâm lý rất tốt. Như vậy, vô hình chung thay chấm điểm sẽ cào bằng các em và không tạo ra tâm lý, động lực học tập.

Nhìn lại quá khứ trước kia, khi các em học, được kiểm tra vẫn có chấm điểm và bên cạnh bài là lời phê của thầy cô, như vậy vẫn có định lượng (số điểm) và định tính (lời phê). Đến nay chúng ta bỏ phần điểm, chỉ còn phần lời phê. Theo thầy Văn Như Cương, việc bỏ đó và chỉ còn lời phê sẽ rất phức tạp, nếu chỉ có lời phê mà không có điểm với số lượng học sinh mỗi lớp khoảng 50 em thì đó như là hình thức, sáo rỗng.

Tiếp nhận nhiều phản ánh từ phụ huynh khi áp dụng hình thức nhận xét thay cho chấm điểm, thầy Văn Như Cương chia sẻ nhiều phụ huynh đã nói không biết giờ con họ đang đứng ở mức độ nào, cả lớp như vậy thì con được nhận xét như thế là giỏi hay khá? Điều này đã được thầy Cương cảnh báo trước, và ông cho rằng chúng ta cứ áp dụng một vài năm sẽ thấy kết quả như thế nào.

Và nếu không áp dụng chấm điểm bậc tiểu học thì lộ trình sẽ như thế nào? Ví như học sinh hết cấp 1 có cho điểm nữa không, lên PTTH như thế nào, trong khi lên đại học chỉ cần chênh 0,5 điểm có thể vào hoặc không chứ không cần lời nhận xét ở cấp học dưới. 

Theo thầy Văn Như Cương, đây là một vấn đề cụ thể và có động chạm rất nhiều đến học sinh, phụ huynh, giáo viên và vẫn chưa mường tượng ra kết quả như thế nào, trong khi các hướng dẫn liên tục được đưa ra. Do đó, đây chưa phải là đổi mới mà chỉ là đổi khác (theo quan điểm của thầy Cương ). 

Năm bộn bề của giáo dục

Đối với giáo dục và đào tạo trong năm 2014 vừa qua chúng ta đã thu được những thành tựu nhất định, đã từng bước đổi mới theo tinh thần của Nghị quyết 29, trong đó có một số việc làm cụ thể như đổi mới thi cử, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực người học. Đặc biệt quan tâm tới các kỳ thi trong năm. 

Tuy nhiên, khi trò chuyện với chúng tôi, thầy Văn Như Cương vẫn đặt ra một chữ “nếu”. Đó là nếu và đáng lý đối với Kỳ thi quốc gia được tổ chức năm 2015 thì phải có hướng dẫn từ đầu năm học. Bởi khi ra một quyết định “hai nhập một” như vậy thì thầy và trò phải định hướng lại cho việc học và thi tốt nghiệp cũng như thi đại học. Việc này cho tới nay vẫn còn chậm và học sinh, thầy cô, phụ huynh đang chờ một Quy chế cụ thể.

“Ngược lại những Quy chế chúng ta ra rất muộn, hơn nữa vẫn còn tính chất thăm dò, cho tới bây giờ cũng chưa chốt lại Quy chế thi quốc gia trong năm nay. Thậm chí đã qua ngày  1/1/2015 công bố cách thức thi của các trường đại học nhưng cũng chưa có…” thầy Cương bày tỏ.

Điểm mới trong Kỳ thi quốc gia năm nay là thời gian sẽ được lui lại khoảng 1 tháng so với hàng năm. Thay vì đầu tháng 6 hàng năm thì năm nay sẽ được tổ chức vào đầu tháng 7, điều đó thầy Văn Như Cương đặt câu hỏi; chương trình sẽ kết thúc vào tháng 5 thì một tháng đó trường làm gì, học sinh làm gì? Điều này cũng cần phải có hướng dẫn cụ thể, tránh tình trạng một tháng đó học sinh ngoại tỉnh kéo vào các lò luyện, kéo về Hà Nội luyện thi. 

Với một năm bộn bề của ngành giáo dục, trong đó có nhiều việc làm quan trọng mà trước mắt là Kỳ thi THPT quốc gia, thầy Văn Như Cương kỳ vọng trong năm mới tiến triển của việc đổi mới phải làm nhanh, tuy cẩn trọng và có lộ trình.

Bởi theo kế hoạch, năm 2018 sẽ bắt đầu thay sách giáo khoa mới. Cho tới nay việc đổi mới này chưa động tĩnh, ngay ở chương trình, những nét lớn của khung chương trình vẫn chưa xong. Xác định phổ thông 12 năm là chấp nhận, nhưng thầy Cương cho rằng cũng cần phải xác định lại nhiệm vụ các cấp học là học cái gì ở từng cấp, đó là một khung sơ bộ. Tiếp sau đó mới tính tới chuyện việc nhỏ hơn như học chữ như thế nào, học làm người như thế nào, định hướng nghề nghiệp…!

“Tôi hy vọng ít nhất trong năm 2015 phải hoàn thành được bộ khung chương trình, đây là một khối lượng công việc rất lớn trước mắt, nếu không cắt ra từng việc để làm từ 2015 thì tôi nghĩ không xong được” thầy Văn Như Cương nhấn mạnh.


GS Văn Như Cương: Giáo dục năm 2014 chỉ đổi khác chứ chưa đổi mới

Ad: Mua bán Bitcoin - Ad: Mua bán tiền điện tử

No comments:

Post a Comment

Lưu ý: Hãy sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách trong sáng khi trao đổi thông tin!
Cám ơn bạn đã phản hồi!