Pages

1/27/2015

Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng phát phong trào Cần Vương.


Ad: Cách mua bán Biccoin - Ad: Đầu tư tiền điện tử
Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng phát phong trào Cần Vương.
a. Nguyên nhân:
- Sau khi đã khống chế cơ bản được triều đình, âm mưu của Pháp là tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.
- Phe chủ chiến đã bí mật gây dựng lực lượng để đề phòng bất trắc.
- Bị lộ, Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước.



b. Diễn biến của cuộc phản công.
- Đêm mồng 4 rạng ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho các đạo quân của mình tấn công vào đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ Pháp. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, một số tên Pháp bị giết.
- Sáng ngày 6/7, quân Pháp phản công, bóc lột, tàn sát vô cùng tàn bạo.
- Tôn phải đưa Hàm Nghi và Tam cung (Mẹ vua, vợ cả và vợ thứ vua Tự Đức) chạy khỏi Hoàng thành ra sơn phòng Tân Sở (Q. Trị)
- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết  mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương: kêu gọi văn thân, sỹ phu và nhân dân cả nước vì vua mà kháng chiến.
- Chiếu Cần vương đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước của nhân dân ta, tạo thành phong trào khởi nghĩa vũ trang sôi nổi đến cuối thế kỷ XIX mới chấm dứt.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.
a. Giai đoạn 1 (7/1885 - 11/1888)
* Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết. Phò tá Hàm Nghi còn có các văn thân, sỹ phu, tướng lĩnh: Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Thiệp (Con của Tôn Thất Thuyết), Phạm Tường,
* Phạm vi phong trào: Nổ ra khắp cả nước. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.
* Cuối  năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua hiên ngang cự tuyệt mọi cám dỗ, chịu án lưu đày sang An-giê-ri.
b. Giai đoạn từ 1888 - 1895.
* Lãnh đạo lúc này không còn sự chỉ huy của triều đình kháng chiến, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, hình thành nhiều trung tâm kháng chiến lớn.
* Phạm vi phong trào: Do sự càn quét của Pháp, phong trào ở các vùng đồng bằng bị thu hẹp, phải chuyển trọng tâm lên vùng trung du miền núi. Tiêu biểu như: Khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điền và Tống Duy Tân lãnh đạo; khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.
* Năm 1895, khởi nghĩa Hương Khê thất bại. Phong trào Cần vương chấm dứt.

Ad: Mua bán Bitcoin - Ad: Mua bán tiền điện tử

No comments:

Post a Comment

Lưu ý: Hãy sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách trong sáng khi trao đổi thông tin!
Cám ơn bạn đã phản hồi!