Pages

1/27/2015

Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong những năm 1882 - 1884.


Ad: Cách mua bán Biccoin - Ad: Đầu tư tiền điện tử
Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong những năm 1882 - 1884.
1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ lần thứ hai (1882 - 1883)
- Thực hiện ý đồ chiếm toàn bộ VN, viện cớ nhà Nguyễn không thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp ước 1874, ngày 3/2/1882, Rivie chỉ huy một đạo quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Hà Nội.
- Ngày 25/4/1882, chúng gửi tối hậu thư cho tổng đốc Hoàng Diệu, yêu cầu quân triều đình hạ vũ khí, giao thành trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Chưa hết thời hạn, chúng đã nổ súng đánh thành.



2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ kháng chiến.
- Ngay từ đầu, quân Pháp đã vấp phải tinh thần chiến đấu của quân dân Hà Nội. Tiêu biểu nhất là tấm gương chiến đấu và hi sinh của Hoàng Diệu.
- Thành Hà Nội rơi vào tay giặc, nhưng phần lớn các văn thân, sỹ phu vẫn tiếp tục tổ chức kháng chiến.
- Vòng vây của quân dân ta dần siết chặt HN, buộc Rivie phải kéo quân từ Nam Định về tiếp viện cho Hà Nội.
- Ngày 19/5/1883, Rivie cho quân theo đường Sơn Tây tiến ra phủ Hoài Đức. Chúng đã vấp phải trận địa phục kích của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc tại Cầu Giấy. Hàng chục tên giặc đã bị giết, trong đó có viên Tổng chỉ huy Rivie.
* Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện rõ ý chí quyết tâm sẵn sàng giết giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu thành Hà Nội bằng con đường thưong thuyết.
III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884.
1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
- Thất bại ở trận Cầu Giấy, Pháp càng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
- Nhân lúc Tự Đức mất (17/7/1883), hạm đội của Pháp do thống đốc Cuốc-bê chỉ huy tiến vào cửa Thuận An.
- Quân dân ta đã chiến đấu anh dũng nhưng không ngăn được bước tiến của giặc.  Cửa Thuận An rơi vào tay Pháp.
2. Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.
- Thuận An rơi vào tay Pháp đã làm cho triều đình Nguyễn hoảng hốt xin đình chiến.
- Ngày 25/8/1883, triều đình ký với Pháp Hiệp ước Hác - măng, gây mâu thuẫn lớn trong nhân dân. Phong trào kháng chiến vẫn tiếp tục nổ ra.
- Để xoa dịu các phần tử phong kiến đầu hàng và dư luận quần chúng, Pháp tiếp tục ký với triều Nguyễn Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) với các điều khoản cơ bản giống như Hác - Măng.

Ad: Mua bán Bitcoin - Ad: Mua bán tiền điện tử

No comments:

Post a Comment

Lưu ý: Hãy sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách trong sáng khi trao đổi thông tin!
Cám ơn bạn đã phản hồi!